Lễ hội Katê – Nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm

Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với những bãi biển, những hòn đảo, địa điểm tham quan độc đáo, ấn tượng, mà còn là nơi lưu giữ và phát huy nhiều lễ hội mang đậm giá trị văn hóa, tín ngưỡng. Trong đó, lễ hội Katê của cộng đồng người Chăm có từ lâu đời là một trong những lễ hội nổi bật nhất, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Cùng Saigontourism tìm hiểu về lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận nhé!

Cùng Saigontourism tìm hiểu về lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận nhé!

Giới thiệu sơ lược về lễ hội Katê ở Bình Thuận

Lễ hội Katê là lễ hội truyền thống lớn nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở Bình Thuận.

Lễ hội Kate có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Chăm. Đây là dịp để người Chăm tưởng nhớ đến tổ tiên, các vị thần linh đã có công với dân tộc, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Lễ hội được diễn ra với những nghi thức truyền thống như: Lễ rước y trang của nữ thần Pô Sah Inư lên tháp, lễ mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga-Yoni,… Lễ hội còn quảng bá văn hóa qua những điệu múa uyển chuyển, mềm mại duyên dáng của những thiếu nữ Chăm xinh đẹp. Và tổ chức nhiều hoạt động trò chơi truyền thống mang đậm nét đặc trưng, văn hóa của người Chăm.

Lễ hội Katé là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm ở Bình Thuận. Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để quảng bá văn hóa Chăm đến với du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội Kate là sự kiện văn hóa đặc biệt của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở Bình Thuận

Lễ hội Kate là sự kiện văn hóa đặc biệt của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở Bình Thuận

Lịch sử và nguồn gốc của lễ hội Katê Bình Thuận

Hiện nay, vẫn chưa có một tài liệu chính xác ghi chép và xác định rõ ràng về lịch sử cũng như nguồn gốc của lễ hội Katê ra đời từ khi nào.

Theo ý kiến của T.S Trương Văn Món trong: “Tiếp cận một số vấn đề văn hóa Champa (NXB Tri thức, Hà Nội, 2013)” cho rằng lễ hội Kate xuất hiện vào thế kỷ XV. Còn T.S Po Dharma thì cho rằng lễ hội Katê xuất hiện muộn hơn, sau thời vua Po Romé thế kỷ XVII.

Tuy nhiên, chúng ta có thể quay ngược lại lịch sử vào khoảng thời gian Vương Quốc Chăm Pa thịnh vượng nhất. Để tìm hiểu về bối cảnh lễ hội Katê ra đời và tồn tại đến ngày hôm nay.

Ấn Độ giáo nhập vào Chăm Pa vào khoảng thế kỷ IX – X, và sau đó, Chăm Pa mang đậm ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Nhưng sau đó, có thêm sự xâm nhập của Hồi giáo vào Chăm Pa cộng thêm sự kiện thủ đô Vijaya bị suy tàn. Kéo theo sự mờ nhạt dần của Ấn Độ giáo và Hồi giáo phát triển mạnh. Tuy nhiên, Ấn Độ giáo vẫn không bị lụi tàn hẳn ở Vương Quốc Chăm Pa mà vẫn tiếp tục phát triển và tồn tại.

Đến nay, tại Việt Nam, người Chăm được chia làm 3 nhánh chính: Chăm Ahier (Balamon) – chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, người Chăm Awal (Bani) – chịu ảnh hưởng của hồi giáo và người Chăm Islam – chịu ảnh hưởng của Hồi giáo chính thống.

Theo một số tài liệu, lễ hội có thể xuất hiện từ thế kỷ XV hoặc XVII

Theo một số tài liệu, lễ hội có thể xuất hiện từ thế kỷ XV hoặc XVII

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Katê người Chăm

Hàng năm, khi lễ hội diễn ra rất đông cộng động người Chăm trên khắp cả nước về tham dự lễ. Ngoài ra còn thu hút rất nhiều khắc du lịch với những nghi thức văn hóa đặc sắc.

Thời gian tổ chức theo lịch Chăm và dương lịch

Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 1/7 theo lịch Chăm (tức là khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch).

Địa điểm tổ chức lễ hội Kate

Lễ hội Kate được tổ chức tại các đền tháp của người Chăm, đặc biệt là tại đền tháp chàm Poshanư (phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận).

Đền tháp Pô Sah Inư là một quần thể kiến trúc cổ kính, nằm trên đồi Bà Nài, cách thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông Bắc.

Có thể bạn quan tâm: Tháp Po Klong Garai: Di sản văn hóa độc đáo tại Ninh Thuận

Lễ hội Kate bao gồm nhiều hoạt động như cúng tế, ca múa nhạc, thi đấu võ thuật, trò chơi dân gian...

Lễ hội Kate bao gồm nhiều hoạt động như cúng tế, ca múa nhạc, thi đấu võ thuật, trò chơi dân gian…

Cách tham gia và trải nghiệm lễ hội Katê Bình Thuận

Lễ hội được diễn ra trong nhiều ngày và nhiều nơi nên bạn có thể sắp xếp thời gian phù hợp để tham gia. Để mọi người có thể tham gia và trải nghiệm lễ hội thuận tiện hơn. Chúng tôi sẽ chia sẻ những phần lễ hội chính trong 3 ngày, để bạn nắm bắt thông tin nhé:

  • Ngày đầu tiên: Là ngày rước y phục của các vị thần về làng. Đây là ngày bắt đầu của lễ hội, trong đó các chức sắc tôn giáo người Chăm sẽ rước y phục của các vị thần từ đền tháp chính về các làng, xóm.
  • Ngày thứ 2 được xem là ngày đặc sắc nhất: Trong ngày này, các nghi lễ tôn giáo truyền thống của người Chăm sẽ được diễn ra như: Tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cầu an, tạ ơn thần linh,…
  • Ngày thứ 3: Là ngày lễ hội được diễn ra tại các làng, các gia đình. Các thành viên trong gia đình cùng nhau cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ mọi điều bình an, tốt đẹp.

Sau khi phần lễ kết thúc, phần hội sẽ diễn ra với các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí như:

  • Các trò chơi dân gian: Bịt mắt đập niêu, đội nước vượt chướng ngại vật,…
  • Các hoạt động văn hóa: Múa Chăm, ca hát, biểu diễn nghệ thuật,…
  • Các hoạt động ẩm thực: Thưởng thức các món ăn truyền thống của người Chăm.
Nếu có dịp đến Bình Thuận vào tháng 7 âm lịch, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia và trải nghiệm lễ hội này nhé

Nếu có dịp đến Bình Thuận vào tháng 7 âm lịch, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia và trải nghiệm lễ hội này nhé

Các hoạt động trong lễ hội Katê Bình Thuận

Các hoạt động trong lễ hội Katê ở Bình Thuận được tổ chức theo một trình tự chặt chẽ. Từ các nghi lễ tôn giáo tại các đền tháp, đến các hoạt động văn hóa, thể thao tại làng và gia đình.

Các nghi lễ trên đền tháp

Tại đền Tháp, các nghi lễ được thực hiện trên đền tháp là: Rước y trang, mở cửa đền – tháp, tắm tượng thờ, mặc y trang tượng thờ và đại lễ. Sẽ được thực hiện bởi các chức sắc, tu sĩ một cách trang nghiêm và linh thiêng. Tại đây sẽ thờ Thần Siva, thần Mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar, các vị vua, công chúa Chăm, tổ tiên, ông bà,…

Bà bóng (Muk Pajâu) sẽ là người múa và dâng lễ: 1 con dê, 3 con gà, 5 mâm cơm với canh thịt dê, 1 mâm cơm với muối vừng, hoa quả, chè xôi, các loại bánh,… lên các vị thần linh.

Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp cổ kính hơn 90 tuổi ở Tháp nước Phan Thiết

Lưu giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm Bình Thuận

Lưu giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm Bình Thuận

Tại làng và tại gia đình

Nghi thức cúng tại làng được thực hiện trang trọng bởi các chủ tế – là người uy tín được cả làng tin tưởng. Để đại diện dâng cúng lễ vật lên thần linh và tổ tiên để cầu mong bình an và mọi việc tốt lành. Trước khi khi hội tại làng diễn ra, mọi người cùng nhau sửa soạn, trang trí nhà làng, chuẩn bị thức ăn, đồ uống. Và chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tạo thêm không khí cho lễ hội.

Tại các gia đinh, trước khi lễ hội bắt đầu, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tập trung lại. Người lớn tuổi nhất trong dòng họ sẽ đại diện để cúng tổ tiên. Và tất cả mọi người cùng nhau cầu nguyện bình an, may mắn đến với đại gia đình.

Xem ngay: Lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết: Văn hóa biển độc đáo

Những người đại diện cho làng dâng lễ vật lên thần linh và tổ tiên

Những người đại diện cho làng dâng lễ vật lên thần linh và tổ tiên

Những điều cần biết khi tham dự lễ hội Katê ở Bình Thuận

Để có thể trải nghiệm và cảm nhận trọn vẹn nét văn hóa đặc sắc của lễ hội này. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trang phục: Bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, tránh mặc đồ hở hang, phản cảm. Điều này thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh và cộng đồng người Chăm.
  • Thái độ: Bạn cần giữ thái độ nghiêm túc, trang nghiêm trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Không nên có những hành động đùa cợt, trêu ghẹo hay thái độ khiếm nhã đối với các vị thần linh.
  • Cư xử: Bạn cần tham gia lễ hội một cách văn minh, lịch sự, không chen lấn, xô đẩy, gây mất trật tự.
  • Vệ sinh: Bạn cần giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định để góp phần giữ gìn cảnh quan của lễ hội.

Đừng bỏ lỡ: Top 6 lễ hội Phan Thiết đáng trải nghiệm #1 trong năm

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp du khách có một trải nghiệm đáng nhớ khi tham dự lễ hội Kate ở Bình Thuận

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp du khách có một trải nghiệm đáng nhớ khi tham dự lễ hội Kate ở Bình Thuận

Tổng kết

Lễ hội Katê là một lễ hội văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở Bình Thuận. Lễ hội có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh, tín ngưỡng và là dịp để người Chăm đoàn tụ, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết.

Nếu bạn có cơ hội du lịch Bình Thuận vào dịp lễ Katê, đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm lễ hội đặc sắc này. Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết về lễ hội để có một chuyến đi trọn vẹn và ý nghĩa.

Tour Phan Thiết 3 ngày 2 đêmTour Phan Thiết 3 ngày 2 đêm – Giá trọn gói chỉ: 1,500,000 ₫
Hành trình nghỉ dưỡng tại Mũi Né Phan Thiết lưu trú tại resort 4 sao, 3 sao, 2 sao

Tour Phan Thiết 2 ngày 1 đêmTour Phan Thiết 2 ngày 1 đêm – Giá trọn gói chỉ: 999,000 ₫
Ở tại resort đẳng cấp, 5 bữa ăn, ăn sáng buffet, khám phá mọi điểm đến

Tour Phan Thiết 1 ngàyTour Phan Thiết 1 ngày – Giá trọn gói chỉ: 635,000 ₫
Ô tô đời mới đưa đón, 2 bữa ăn, khám phá mọi điểm đến

Saigontourism đã xây dựng được cho mình hình ảnh tốt đẹp trong lòng du khách. Chúng tôi đem đến dịch vụ tốt nhất giúp khách hàng có thể hài lòng.

CÔNG TY TNHH SAIGONTOURISM

Địa chỉ: 122 đường Nguyễn Sỹ Sách, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Tổng đài đặt tour: 0888.276.888

Hotline: 0927.176.176 (Hỗ trợ 24/7)

Email: info@sgtourism.vn

Website: https://sgtourism.vn/

Liên quan: Lễ hội Katê – Nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm

Thảo luận bài viết: Lễ hội Katê – Nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm

TOUR BÁN CHẠY