Lễ hội Dinh Thầy Thím: “Đi trẩy hội” vui quên lối về

Bình Thuận không chỉ thu hút du khách bởi những bãi biển thơ mộng, những đồi cát mịn màng đa sắc, mà còn níu chân du khách bởi kho tàng văn hóa phong phú và những lễ hội truyền thống đặc sắc. Nổi bật trong số đó là Lễ hội Dinh Thầy Thím, một biểu tượng cho tín ngưỡng dân gian của người dân miền biển nơi đây.

Với sự kết hợp hài hòa giữa du lịch biển, du lịch tâm linh và du lịch văn hóa, Lễ hội Dinh Thầy Thím hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên khi đặt chân đến mảnh đất đầy nắng và gió này.

Cùng Saigontourism đi khám phá Lễ hội đặc sắc Dinh Thầy Thím tại Bình Thuận nhé!

Cùng Saigontourism đi khám phá Lễ hội đặc sắc Dinh Thầy Thím tại Bình Thuận nhé!

Giới thiệu về Lễ hội Dinh Thầy Thím

Lễ hội Dinh Thầy Thím là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận, mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của các vị tiền nhân có công khai mở vùng đất này, đồng thời cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội diễn ra thường niên từ ngày 28 đến 30 tháng 10 Âm lịch tại Dinh Thầy Thím và ngảnh Tam Tân thuộc thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.

Dinh Thầy Thím là một điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước để trải nghiệm nét đẹp văn hóa tâm linh độc đáo của Bình Thuận. Hãy đến với Lễ hội Dinh Thầy Thím để hòa mình vào không khí trang trọng, náo nhiệt và tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của mảnh đất này.

Lễ hội Dinh Thầy Thím được xem là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Lễ hội Dinh Thầy Thím được xem là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Lịch sử và ý nghĩa của Lễ hội đối với người dân Bình Thuận

Theo lời kể của nhiều người dân truyền tai nhau. Ngày xưa, ở vùng đất Quảng Nam có một người đạo sĩ cốt cách hơn người. Giàu lòng nhân ái, võ thuật cao cường, có những hành động cao đẹp giúp đỡ mọi người, được dân làng mến mộ. Thế nhưng, vì bị nhà vua xét xử oan ức nên ông đã cùng vợ phiêu bạt vào miền Nam lánh nạn. Và quyết định chọn Tam Tân – một làng quê xa xôi của Bình Thuận ngày xưa là nơi dừng chân sinh sống của mình đến cuối đời.

Với lòng tốt, sự tài giỏi và đức độ của mình, vợ chồng ông đã được người dân trong làng ngưỡng mộ và tôn kính. Sau khi cả 2 vợ chồng ông qua đời. Để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao của ông đối với Tam Tân người dân nơi đây đã lập nên Dinh Thầy Thím (Thầy – Thím là tên gọi thân thuộc của người dân trong làng khi 2 vợ chồng còn sống).

Lễ hội có ý nghĩa lịch sử, văn hóa cực kỳ sâu sắc đối với người dân Bình Thuận. Lễ hội chính là sự ghi nhớ công đức của các bật tiền nhân đã giúp khai mở vùng đất Tam Tân.

Xem thêm: Lễ hội Katê – Nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm

Lễ hội mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, khắc ghi công đức của các bậc tiền nhân

Lễ hội mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, khắc ghi công đức của các bậc tiền nhân

Các hoạt động chính trong Lễ hội Dinh Thầy Thím

Lễ hội Dinh Thầy Thím diễn ra với nhiều hoạt động, nghi lễ mang giá trị văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây. Lễ hội là một chuỗi các nghi thức truyền thống với các hoạt động nghi lễ, trong đó có một số nghi lễ chính.

Lễ cầu an (Lễ Nghinh Thần)

Nghi lễ Nghinh Thần được thực hiện tại mộ Thầy Phú Quý, Thím trong không khí trang nghiêm, thành kính. Nghi lễ được Ông Chánh bái cùng đội học trò lễ tiến hành thực hiện theo bài xướng văn của vị Xướng lễ từ phối nhạc lễ đến dâng hương, dâng tửu, bái lạy,…

Đây là nghi lễ được xem là nghi thức mở đầu của mùa lễ hội, chính vì vậy nghi lễ được đông đảo người dân ở làng Tam Tân đến tham dự từ rất sớm. Vừa để tỏ lòng thành kính biết ơn với các bật tiền nhân có công với vùng đất này. Vừa cầu mong mọi người trong làng có cuộc sống bình an, vui vẻ, ấm no, hạnh phúc.

Đây là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với các bậc tiền nhân

Đây là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với các bậc tiền nhân

Lễ rước kiệu (Lễ rước Sắc Phong và bằng công nhận di tích)

Đoàn rước Thầy, Thím sẽ xuất phát từ Dinh và đi bộ đến mộ Thầy Thím. Dẫn đầu đoàn rước là xe hoa, tiếp đến là xe hoa chở kiệu sắc phong, xe hoa chở kiệu bằng xếp hạng di tích, kiệu lễ 6 đầu rồng. Phía sau đoàn rước là ban nhạc lễ, ban tế tự lân sư rồng và những người dân, du khách yêu mến Thầy, Thím tham gia đoàn rước.

Trên đoạn đường rước Thầy, Thím về Dinh đoàn rước luôn trong không khí vừa trang nghiêm, vừa nhộn nhịp nhưng cũng rất huyền ảo. Với những tiếng chiêng, tiếng trống và những động tác múa đẹp mắt của đội lân sư rồng.

Đừng bỏ lỡ: Top 6 lễ hội Phan Thiết đáng trải nghiệm #1 trong năm

Lễ nghinh Thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích từ Mộ Thầy về đến Dinh Thầy Thím

Lễ nghinh Thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích từ Mộ Thầy về đến Dinh Thầy Thím

Lễ cầu ngư (Lễ nhập điện an vị)

Sau khi rước Thầy Thím về đến Dinh, đoàn sẽ rước sẽ được chào đón trong một không khí sôi nổi, nhộn nhịp, hân hoan của mọi người.

Lễ nhập điện an vị sẽ được mở đầu bằng 3 hồi chiêng, trống và nhạc lễ và đội lân sư múa. Sau đó, vị Chánh bái sẽ cầm 3 nén hương và khấn bái trước khám thờ Thần mời Thầy Thím an vị, hưởng lễ.

Nghi lễ được tiến hành và diễn ra trong không khí trang nghiêm và thành kính. Sau khi nghi thức nhập điện hoàn tất, rất đông người dân và du khách đến thắp hương và dâng lễ cảm tạ đến Thầy, Thím.

Liên quan: Lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết – Văn hóa biển độc đáo

Lễ Nhập điện an vị không chỉ diễn ra với những nghi lễ trang trọng mà còn có những tiết mục biểu diễn nghệ thuật

Lễ Nhập điện an vị không chỉ diễn ra với những nghi lễ trang trọng mà còn có những tiết mục biểu diễn nghệ thuật

Những nét văn hóa đặc sắc của Lễ hội Dinh Thầy Thím

không chỉ là một hoạt động tâm linh mà còn là nơi lưu giữ và tôn vinh những nét văn hóa đặc sắc của người dân Bình Thuận. Trong đó, nổi bật là hai khía cạnh: Trang phục và ẩm thực truyền thống.

Trang phục truyền thống

Người dân tham dự lễ hội thường mặc trang phục truyền thống của người Bình Thuận, như áo bà ba, khăn rằn, nón lá,… Thời đại hiện nay, với xu hướng thời trang được du nhập từ nhiều quốc gia, mang nhiều phong cách khác nhau. Những trang phục truyền thống đã không còn xuất hiện trong các hoạt động, đời sống thường ngày.

Trang phục truyền thống xuất hiện trong Lễ hội Dinh Thầy Thím như một cách lưu giữ và quảng bá giá trị văn hóa trang phục của người dân tỉnh Bình Thuận nói riêng và bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung.

Trang phục truyền thống trong dịp lễ hội Dinh Thầy Thím

Trang phục truyền thống trong dịp lễ hội Dinh Thầy Thím

Ẩm thực truyền thống

Đến với lễ hội, ngoài được tham gia các nghi lễ tâm linh mang đậm giá trị văn hóa. Tại lễ hội, người dân Bình Thuận còn chuẩn bị các món ăn truyền thống, như: Bún chả cá, bánh căn Phan Thiết, bánh xèo Phan Thiết,… để mọi người có thể cùng nhau đến đây thưởng thức ẩm thực Bình Thuận.

Đây cũng là cách để đưa ẩm thực đặc sắc của Bình Thuận đến với mọi người trên khắp mọi miền.

Ngoài ra, Lễ hội còn có những nét văn hóa đặc sắc khác như:

  • Hát bội: Lễ hội có các buổi biểu diễn hát bội với những vở tuồng cổ thu hút đông đảo người dân tham gia.
  • Múa lân: Những màn múa lân sôi động góp phần tạo nên bầu không khí náo nhiệt cho lễ hội.
  • Thi nấu bánh: Đây là hoạt động thu hút nhiều người dân địa phương tham gia, thể hiện sự khéo léo và tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Múa Lân Sư Rồng chào mừng Lễ nghinh thần, rước sắc phong

Múa Lân Sư Rồng chào mừng Lễ nghinh thần, rước sắc phong

Những lưu ý cần thiết khi tham gia Lễ hội Dinh Thầy Thím

Để có trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa tại Lễ hội Dinh Thầy Thím, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với không khí trang nghiêm của lễ hội.
  • Tôn trọng các nghi lễ, nghi thức truyền thống của lễ hội. Không bàn tán, phán xét hay có những hành động thiếu văn minh.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định. Góp phần bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh khu vực lễ hội.
  • Tuân thủ các quy định tại Dinh Thầy Thím khi tham gia lễ hội. Lắng nghe hướng dẫn của ban tổ chức và lực lượng chức năng.
  • Nên đến lễ hội từ sớm để có thể cảm nhận trọn vẹn không khí trang nghiêm, linh thiêng và những nghi thức truyền thống đặc sắc.
  • Mang theo mũ, nón, kem chống nắng để tránh nắng nóng.
  • Chuẩn bị tiền mặt để mua sắm đồ lễ và các vật phẩm lưu niệm.
  • Giữ gìn tài sản cá nhân cẩn thận.

Hãy cùng nhau chung tay giữ gìn sự văn minh và lịch sự trong suốt thời gian diễn ra lễ hội để góp phần tạo nên một hình ảnh đẹp về văn hóa của người dân Bình Thuận.

Hàng ngàn du khách và người dân địa phương nô nức tham gia Lễ hội Dinh Thầy Thím

Hàng ngàn du khách và người dân địa phương nô nức tham gia Lễ hội Dinh Thầy Thím

Tổng kết

Lễ hội Dinh Thầy Thím mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian, thể hiện lòng thành kính biết ơn đối với những bật tiền nhân có công lao to lớn. Nếu có cơ hội đến Bình Thuận vào khoảng thời gian này, bạn hãy đến làng Tam Tân và tham dự lễ hội để cảm nhận được hết một giá trị văn hóa xuất sắc từ lễ nghi, trang phục và ẩm của vùng đất này nhé!

Tour Phan Thiết 3 ngày 2 đêmTour Phan Thiết 3 ngày 2 đêm – Giá trọn gói chỉ: 1,500,000 ₫
Hành trình nghỉ dưỡng tại Mũi Né Phan Thiết lưu trú tại resort 4 sao, 3 sao, 2 sao

Tour Phan Thiết 2 ngày 1 đêmTour Phan Thiết 2 ngày 1 đêm – Giá trọn gói chỉ: 999,000 ₫
Ở tại resort đẳng cấp, 5 bữa ăn, ăn sáng buffet, khám phá mọi điểm đến

Tour Phan Thiết 1 ngàyTour Phan Thiết 1 ngày – Giá trọn gói chỉ: 635,000 ₫
Ô tô đời mới đưa đón, 2 bữa ăn, khám phá mọi điểm đến

Saigontourism đã xây dựng được cho mình hình ảnh tốt đẹp trong lòng du khách. Chúng tôi đem đến dịch vụ tốt nhất giúp khách hàng có thể hài lòng.

CÔNG TY TNHH SAIGONTOURISM

Địa chỉ: 122 đường Nguyễn Sỹ Sách, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Tổng đài đặt tour: 0888.276.888

Hotline: 0927.176.176 (Hỗ trợ 24/7)

Email: info@sgtourism.vn

Website: https://sgtourism.vn/

Liên quan: Lễ hội Dinh Thầy Thím: “Đi trẩy hội” vui quên lối về

Thảo luận bài viết: Lễ hội Dinh Thầy Thím: “Đi trẩy hội” vui quên lối về

TOUR BÁN CHẠY